Có thói quen hít dầu gió nhưng liệu bạn có từng thắc mắc việc ngửi dầu gió nhiều có sao không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Nếu tò mò về vấn đề này, mời bạn tham khảo ngay bài viết được Sữa Bột Ngoại Nhập chia sẻ ở bên dưới để sử dụng sản phẩm này an toàn và hiệu quả hơn nhé!
Dầu gió là gì?
Dầu gió là chất lỏng thoa ngoài da hoặc hít vào mũi chứa các thành phần được chiết xuất từ những loại tinh dầu thiên nhiên như là bạc hà, thông, oải hương, khuynh diệp, quế, long não, tràm, hương nhu,…
Cho tác dụng giảm đau khi bị chấn thương nhẹ, làm dịu và giảm sưng ngứa của vết đốt côn trùng. Giảm những triệu chứng của cảm lạnh, ho, đau đầu, khó thở, đau lưng, đau cơ, đau bụng. Thông mũi, chống viêm nhiễm, giảm tắc nghẽn, giúp người dùng cảm thấy dễ thở hơn khi bị nghẹt mũi, khó chịu.
Xem thêm: Dầu gió xanh con Ó 2 nắp Eagle Brand Medicated Oil 24ml


Ngửi dầu gió nhiều có sao không?
Trong khi sử dụng dầu gió, không ít người thắc mắc ngửi dầu gió nhiều có sao không thì sản phẩm này đối với các chứng viêm đường hô hấp trên có những tác dụng điều trị nhất định. Tuy vậy, khi hít dầu gió nhiều thường xuyên có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe.
Tùy vào số lượng cũng như thời gian ngửi dầu gió mà mức độ tác động sẽ không giống nhau. Trong thành phần của dầu gió chứa những hợp chất menthol, camphor, eucalyptol có thể gây kích thích đường hô hấp, chóng mặt, làm tăng huyết áp, khó thở khi ngửi quá nhiều.
Sản phẩm này không nên dùng quá nhiều vì có thể làm khô niêm mạc ở mũi, kích thích tiết dịch nhầy. Thêm nữa, khi sử dụng thường xuyên thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng bị nhờn thuốc, làm giảm tác dụng của dầu gió.
Cũng có thể gây “nghiện” từ đó làm giảm khả năng nhận biết về mùi của người dùng, khiến cơ thể phụ thuộc vào dầu gió nếu không ngửi sẽ cảm thấy khó chịu ở mũi.
Cho nên với vấn đề ngửi dầu gió nhiều có sao không thì người dùng không nên lạm dụng sản phẩm này, chỉ nên hít khi bị bệnh, nếu đã khỏi thì ngừng sử dụng hoặc sử dụng theo biện pháp ngắt quãng.


Lưu ý khi sử dụng dầu gió
Dầu gió thường có chứa methyl salicylate chỉ nên dùng ngoài da, không được uống bởi uống có thể gây nguy hại cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến tính mạng.
Không lạm dụng sản phẩm này trong việc chữa trị do dầu gió chỉ là sản phẩm hỗ trợ giảm các triệu chứng một cách tạm thời.
Khi sử dụng cũng không thoa ở những vùng da nhạy cảm, vùng có vết thương hở, vùng mắt, miệng.
Không sử dụng cho đối tượng trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi và phụ nữ có thai.
Tác hại của dầu gió đối với sức khỏe như thế nào?
Dùng dầu gió quá liều, sử dụng sai cách có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe:
- Kích ứng da: Sản phẩm làm cho da bị kích ứng, rát, đỏ, ngứa da, đặc biệt với những người vốn có cơ địa nhạy cảm.
- Gây độc: Dầu gió dùng quá nhiều trong thời gian dài sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nôn, nhiễm độc cho gan.
- Dị ứng: Người dùng dị ứng với thành phần nào của sản phẩm thì sẽ gặp các triệu chứng là kích ứng da, nổi mẩn, bị phù nề.
- Vấn đề về hô hấp: Ngửi quá nhiều dầu gió có thể tác động đến hệ hô hấp như bị ho, viêm phế quản, viêm phổi, khó thở.


Mua dầu gió chính hãng ở đâu?
Với sản phẩm được dùng rộng rãi trên thị trường như dầu gió, người tiêu dùng rất dễ mua sắm được mẫu phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên, việc lựa chọn nên được cân nhắc cẩn thận, tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái được làm tinh vi giống như là hàng thật.
Nên lựa chọn các cửa hàng, hệ thống nhà thuốc uy tín như Sữa Bột Ngoại Nhập, nơi chuyên phân phối hàng chính hãng với xuất xứ rõ ràng. Ngoài dầu gió, shop còn cung cấp cả dầu nóng, kem dưỡng, sữa tắm, nước hoa, thực phẩm chức năng, các loại sữa được nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Anh, Pháp,… Truy cập vào website hay gian hàng ở Shopee, Lazada để đặt mua nhanh chóng.
Từ những thông tin về ngửi dầu gió nhiều có sao không và lưu ý khi sử dụng dầu gió được bật mí trong nội dung trên. Sữa Bột Ngoại Nhập hi vọng bạn sẽ sử dụng sản phẩm này hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn. Nếu cần tư vấn chọn mua dầu gió, liên hệ cửa hàng ngay nhé!
Xem thêm:
- Sử dụng dầu gió hết hạn có sao không? Cách nhận biết dầu gió hết hạn
- Dầu gió xanh con Ó có mấy loại? Cách mở dầu gió 2 nắp như thế nào?